Một số thuật ngữ tiếng Anh cho nghề sự kiện

Dưới đây là 1 số thuật ngữ tiếng Anh cho nghề sự kiện thường gặp trong các tài liệu của nước ngoài. Các event-er thấy còn thiếu sót gì thì bổ sung giúp nhé!

A
– A&B : Bản tóm tắt về phòng nghỉ và bữa sáng, chuyên được sử dụng tại nhiều địa điểm họp
– Advance Registration: Đặt chỗ trước khi sự kiện được tổ chức. Phiếu này cho phép người tham dự đăng ký trước khi có sự kiện bằng email, điện thoại, internet hoặc fax.
– Agenda: Lịch trình những thứ cần làm. Vd: Event Agenda là kịch bản chương trình
– Audio Conferencing: Trong hội nghị kiểu này, 1 bên thứ 3 ở ngoài phòng hội thảo có thể tham dự thông qua đường line điện thoại analog.Giao tiếp trong hội nghị kiểu này có thể là 1 chiều hoặc tương tác.
– Audio Visual aids: Phụ kiện nghe nhìn. VD: phim, máy chiếu…
– AV system (Audio Visual System): Hệ thống âm thanh, ánh sáng.
– Alacarte: Thuật ngữ tiếng Pháp, là một trong những kiểu thực đơn dành cho bữa ăn gọi món lẻ (đặt món). Khách có thể tự chọn lựa bất cứ món ăn nào có trong thực đơn của nhà hàng để gọi tuỳ theo sở thích của mình. Khác nhau thì nhà hàng phải chuẩn bị 8 món (cho hai người), 12 món cho 3 người… tuỳ theo gu của từng khách trong bàn.
– Attendees: Người tham dự
– Auditorium: Khán phòng biểu diễn

B
– B2B – business to business
– B2C – business to consumer
– Back Curtain: Màn che cánh gà, và sau sân khấu
– Baffle: vách ngăn
– B&B : bed and breakfast
– #Backstage: Hậu trường

C
– Cash Bar: Nơi khách phải trả tiền để mua đồ uống
– Caterer: 1 cá nhân hay công ty được thuê để cung cấp dịch vụ thực phẩm cho 1 sự kiện. Thường là được đào tạo từ các khách sạn ( sử dụng trong các sự kiện có liên quan đến ẩm thực).
– Check In: Kiểm tra khách đến tham dự
– Check Out: Khi khách ra về
– Check list: danh sách các hạng mục, đầu việc cần thực hiện trong chương trình
– Central Console: Trung tâm điều khiển Âm thanh, ánh sáng
– Chevron: Cách sắp xếp bàn ghế trong phòng tổ chức theo hình chữ V
– Charter: Thường sử dụng với những sự kiện liên quan đến máy bay, tàu thuyền. Cho thuê hoặc cung cấp.
– Classroom Style: Sắp xếp bàn ghế theo kiểu lớp học
– Client: Khách hàng trả tiền cho sản phẩm/ dịch vụ
– Commission: tiền hoa hồng
– Compensation: Bồi thường
– Conference Centre: Địa điểm hoặc không gian được thiết kế sẵn chỉ dành cho các buổi họp kinh doanh, hội thảo hoặc thuyết trình.
– Conference Pack: Thông tin của buổi họp, hội thảo. Có thể bao gồm: bản đồ, lịch trình, kịch bản sự kiện, thông tin liên lạc… Thường là tài liệu được phát ngay trước buổi họp, hội thảo.
– Confirmaiton: Xác nhận
– Contingency Plan: Kế hoạch dự phòng
– Corkage: Lệ phí khi bạn muốn sử dụng rượu riêng của mình tại nhà hàng, khách sạn
– Crew: nhóm
– Cue: Tín hiệu để nhắc trước cho người biểu diễn, ca sĩ, hoặc nhân viên kỹ thuật âm thanh, ánh sáng.

D
– DB&B – dinner, bed and breakfast
– Delegate: Đại biểu, VIP
– Deadline: Thời hạn

E
– Exhibition: Triển lãm
– Emcee: MC – người dẫn chương trình

F
– Feedback: thông tin phản hồi, hoặc trong kỹ thuật âm thanh ánh sáng khi âm thanh bị chói do micro tác động đến loa
– Floor Plan: Sơ đồ sắp xếp bàn ghế, đường đi, sân khấu

G
– Gala dinner: Buổi tiệc tối
– Group Booking: Đặt chỗ, đặt phòng cho 1 nhóm người
– Guest: Khách tham dự sự kiện.

H
– Head Table: Bàn VIP
– Herringbone Style: Cách sắp xếp bàn ghế theo kiểu xương cá.
– Hollow Square Style: Cách sắp xếp bàn ghế hình vuông, với ghế ở bên ngoài, rỗng bên trong (Hay dùng họp hội nghị)

I
– In house – in door: chương trình trong nhà.
– Invoice: hóa đơn

L
– Laser Pointer: Bút laser, thường sử dụng trong hội thảo, hội nghị cho việc thuyết trình.
– Lapel Microphone: Micro cài áo
– LCD: Liquid Crystal Display
– LED: màn led, đèn led … sử dụng rất ít điện, có thể tùy biến màu sắc hoặc hiển thị hình ảnh.
– Lectern: Bục phát biểu

M
– Master of the Ceremonies: MC – người dẫn chương trình
– Master Plan: Kế hoạch tổng thế.

N
– Networking: Hoạt động kết nối những người tham dự sự kiện.
– Non-Transferable: Không chuyển đổi từ tên người này sang tên người khác. VD: Vé vào sự kiện mang tên người cụ thể nào đó sẽ không được sử dụng bởi người khác.

O
– Open Bar: nơi cung cấp đồ uống miễn phí

P
– Press Kit hoặc Media Kit: Bộ tài liệu sử dụng trong các buổi họp báo dành cho các phóng viên, nhà báo, bao gồm các tài liệu như: thông cáo báo chí, thông tin sản phẩm, thương hiệu….
– Press Release hoặc Media Release: thông cáo báo chí
– Proposal: Nội dung, kế hoạch tổng thể về chương trình.
– Projector : Thiết bị trình chiếu (máy chiếu)

Q
– Q&A : Question & Answers

R
– Rehearsal: Tổng duyệt
– Rear Projection: Máy chiếu sau
– Risk: Rủi ro
– Rigger hoặc Rigging Specialist: Kỹ sư, hoặc những người có chuyên môn cao về âm thanh ánh sáng

S
– Schedule: Tiến độ
– Serpentine Tables: Bàn cong
– Spot Light: Ánh sáng được sử dụng để chiếu sáng 1 người biểu diễn
– Stage Hand: Người làm việc ở hậu trường. VD: Setup đạo cụ biểu diễn, cảnh sân khấu.
– Supplier: Nhà cung cấp

T
– Theatre Style: Setup vị trí ngồi theo dạng nhà hát

U
– U-Shape Style: Setup vị trí ngồi hình chữ U

V
– VAT : thuế giá trị gia tăng (10% giá trị hợp đồng)
– Vegan: đồ ăn chay
– Venue: địa điểm, nơi sự kiện sẽ diễn ra

W
– Waitlist: danh sách chờ

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*